Top 10 game đổi thưởng uy tín hàng đầu Việt Nam năm 2023

Đại học

Ngành: Công nghệ Kỹ thuật điện, điện tử 

Mã ngành: 7510301

Các chuyên ngành đào tạo: 

     1. Hệ thống điện

     2. Điện công nghiệp & Dân dụng

     3. Tự động hoá Hệ thống điện

1. Mục tiêu đào tạo

1.1. Mục tiêu chung

Chương trình đào tạo trình độ đại học ngành Công nghệ Kỹ thuật điện, điện tử trang bị các kiến thức và kỹ năng cần thiết để sau một vài năm làm việc, người tốt nghiệp có khả năng thực hiện các công việc của kỹ sư điện ở các môi trường làm việc khác nhau.

1.2. Mục tiêu cụ thể

 Sau một vài năm làm việc, người tốt nghiệp:

           Mục tiêu 1: Có khả năng

  • Cài đặt, lắp đặt và vận hành các hệ thống điện, điện tử;  
  • Kiểm tra thử nghiệm, bảo dưỡng và sửa chữa các hệ thống điện, điện tử;
  • Phân tích, ứng dụng, thiết kế, chế tạo, nghiên cứu và triển khai các hệ thống điện, điện tử.

         ​Mục tiêu 2: Có các kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, khả năng tự học, thích nghi và phát triển trong các môi trường làm việc khác nhau.

1.3 Vị trí làm việc sau tốt nghiệp

Kỹ sư giám sát, lắp đặt, thi công, tư vấn thiết kế, vận hành, chế tạo các hệ thống điện, điện tử tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam hoặc tại đơn vị về điện như: các nhà máy điện, các công ty truyền tải điện, các công ty phân phối điện, các doanh nghiệp tư nhân về thi công, tư vấn thiết kế, vận hành, bảo dưỡng các hệ thống điện, các đơn vị thí nghiệm điện.

2. Chuẩn đầu ra

2.1 Kiến thức

1. Có khả năng vận dụng các kiến thức, kỹ thuật, kỹ năng và công cụ hiện đại của toán học, khoa học tự nhiên, công nghệ thông tin và ngành để giải quyết các bài toán trong lĩnh vực công nghệ kỹ thuật điện, điện tử;

2. Có khả năng vận dụng các kiến thức cơ bản về quản lý, kinh tế, khoa học xã hội, khoa học chính trị và pháp luật trong công việc và cuộc sống;

2.2 Kỹ năng

3. Có khả năng cài đặt, lắp đặt, thử nghiệm, vận hành và bảo dưỡng các hệ thống điện, điện tử;

4. Có khả năng thiết kế các hệ thống, các phần tử hoặc các quy trình công nghệ đáp ứng các yêu cầu cụ thể trong lĩnh vực công nghệ kỹ thuật điện, điện tử;

5. Có khả năng thực hiện các kiểm tra, đo lường, thí nghiệm chuẩn; phân tích diễn giải các kết quả và ứng dụng để cải tiến các hệ thống điện, điện tử;

6. Có khả năng viết, thuyết trình, sử dụng các công cụ biểu đồ, hình ảnh cho việc trao đổi thông tin, kiến thức trong môi trường kỹ thuật và phi kỹ thuật; Tìm kiếm và sử dụng các tài liệu kỹ thuật phục vụ cho công việc;

7. Có kỹ năng giải quyết vấn đề;

8. Có kỹ năng phản biện, phê phán và sử dụng các giải pháp thay thế trong điều kiện môi trường khác nhau;

9. Có khả năng dẫn dắt, khởi nghiệp, tạo việc làm cho mình và cho người khác;

10. Có năng lực ngoại ngữ bậc 3/6 Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam;

2.3 Năng lực tự chủ và trách nhiệm

11. Có khả năng làm việc hiệu quả với vai trò là thành viên hoặc nhóm trưởng trong một nhóm kỹ thuật;

12. Có ý thức không ngừng học hỏi và trau dồi nghề nghiệp, có khả năng tự định hướng để phát triển sự nghiệp;

13. Có đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp cao, tôn trọng sự khác biệt;

14. Có hiểu biết về những ảnh hưởng, tác động của các giải pháp công nghệ kỹ thuật tới xã hội và toàn cầu;

15. Có ý thức về đảm bảo chất lượng, tiến độ và liên tục cải tiến trong công việc.

3.Khối lượng kiến thức toàn khóa: 151 tín chỉ

(Không kể khối lượng Giáo dục thể chất, Giáo dục Quốc phòng – An ninh)

4. Đối tượng tuyển sinh

  • Đối tượng tuyển sinh: Văn hoá: 12/12, Sức khoẻ: Tốt; Độ tuổi: 18
  • Hình thức tuyển sinh: Xét tuyển theo học bạ, điểm thi tốt nghiệp THPT, chứng chỉ tiếng Anh quốc tế, kỳ thi đánh giá năng lực đại học quốc gia Hà Nội và xét tuyển thẳng dựa trên quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo

5. Qui trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp và điểm đánh giá học phần, tốt nghiệp

Tổ chức thi, kiểm tra và công nhận tốt nghiệp theo Qui chế đào tạo hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

6. Cách thức đánh giá

Chấm điểm theo thang điểm 10 và quy đổi theo thang điểm chữ theo quy định tại Quy chế đào tạo hiện hành.